banner
 
Home Page
vanhoc

 
Home
 
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
 
Liên Lạc - Contact
 
Liên Lạc - Contact
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy
 
Cần Thiết
 
Directory
 
Phụ Trang
 
Mobile Version
BaoThoiSu.com
BaoPhongSu.com
BaoTuDo.com
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2021 All rights reserved
 
 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
 
 
Trang Nhà -Tài liệu Dân chủ - Lưu trữ 2007 -Tài liệu Lưu trữ
 
 

VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)

P.O. Box 661162

Sacramento, CA 95866

Phone & Fax: 916-480-2724

Email: vnn@vnn-news.com

Website: www.vnn-news.com

 

**********************************
Bản Tin Hàng Ngày

Ngày 24 Tháng 08 Năm 2007

**********************************

 

1- Tin Cộng Ðồng 24-08-07

- Cộng Ðồng Người Việt New York Chuẩn Bị Biểu Tình Chống Nguyễn Tấn Dũng

- Thượng Tọa Thích Không Tánh Ðã Bị Công An Áp Giải Về Lại Sài Gòn

2- Tin Việt Nam 24-08-07.

- CSVN Bắt Giữ Ông Nguyễn Khắc Toàn Khi Ði Phát Quà Cho Ðồng Bào Dân Oan Tại Hà Nội

- Công An CSVN Ðã Thả Chị Lê Thị Kim Thu

- Võ Văn Kiệt Lên Tiếng Trong Vụ Nhân Sự Báo Tuổi Trẻ

- Một Vụ Chia Ðất Mờ Ám Tại Thành Phố Tỉnh Sóc Trăng

- Giá Gạo Tăng, Nhưng Việt Nam Ðã Hết Gạo Ðể Xuất Khẩu

- Dự Án Ðầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam Trên 8 Tỷ Ðôla

- Nhân Công Việt Nam Tại Nam Hàn Sẽ Bị Truy Bắt Gắt Gao

- Học Sinh Bị Bỏ Ðói Chỉ Vì Cha Mẹ Chưa Ðóng Tiền Ăn Cho Con

- Hơn 400 Cư Dân Bỏ Chạy Giữa Ðêm Khuya Vì Khí Ðộc

- Hủ Tục Miền Núi Vẫn Còn: Rao Bán Vợ Con Với Cái Giá Hơn 7 Triệu Ðồng

- Bất Lực Trong Việc Bảo Vệ Hơn 1.000 Cây Sưa Bạc Tỷ

3- Tin Thế Giới 24-08-07

- WHO Giúp Trung Quốc Cải Thiện An Ninh Sản Phẩm Xuất Cảng

- Miền Trung Hoa Kỳ Bị Bão Tấn Công

- Bỉ: Khủng Hoảng Chính Trị Trầm Trọng Chờ Ý Kiến Của Vua Albert II

- Iraq: Tình Hình An Ninh Ít Tiến Bộ - Chính Phủ Còn Yếu Kém

- Mã Lai: Một Nhật Báo Bị Ðình Nản Vì Ðăng Tranh Biếm Hoạ Chúa Giêsu

- Nam Hàn Giám Sát Thịt Bò Nhập Cảng Từ Mỹ

- A Phú Hãn: Ba Binh Sĩ Anh Thiệt Mạng Vì Bom Mỹ Yểm Trợ

- Nhật Bản: Thủ Tướng Shinzo Abe Bác Bỏ Chỉ Trích Của Thành Viên Trong Ðảng

- Liban: Nhóm Fatah Islamic Yêu Cầu Quân Ðội Cho Phép Gia Ðình Họ Di Tản

- Bangladesh Tạm Ngưng Lệnh Giới Nghiêm 14 Giờ

- Nam Hàn Viện Trợ Nhân Ðạo Thêm Cho Bắc Hàn Trên 30 Triệu Ðôla

- Ukraine Mừng Lễ Ðộc Lập Thứ 16

- Cảnh Sát Áo Bắt Giữ 29 Nghi Can Thuộc Một Tổ Chức Tội Ác

 

**********************************

 

1- Tin Cộng Ðồng 24-08-07

 

- Cộng Ðồng Người Việt New York Chuẩn Bị Biểu Tình Chống Nguyễn Tấn Dũng

 

(New York-VNN) Ủy Ban Phối Hợp Ðấu Tranh Biểu Tình Chống Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã phổ biến thông cáo kêu gọi đồng hương tham dự biểu tình vào các ngày 23, 24, 25 tháng 9 năm 2007 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Ban Tổ Chức cho biết sẽ đài thọ chỗ ở từ 200 đến 300 phòng ngủ tại Hotel Carter, ngay trung tâm thành phố New York từ ngày 21 đến 25 tháng 9 năm 2007.

Ông Nguyễn Văn Tánh, đại diện cho Ủy Ban Phối Hợp Ðấu Tranh Biểu Tình Chống Nguyễn Tấn Dũng, trong dịp sang California đã cho báo chí biết, Ủy Ban bao gồm đại diện của nhiều cộng đồng, tổ chức, và nhân vật đấu tranh tại Hoa Kỳ cũng như tại các quốc gia tự do trên thế giới. Chuyến đi sang California của ông cũng nhằm vận động đồng bào tham dự cuộc biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ vào tháng 9 tới đây, vì theo ông, tại California nơi có đông đồng hương Việt Nam cư ngụ là lực lượng đáng kể trong những cuộc biểu tình tại Hoa Thịnh Ðốn và New York trước đây.

Ông Tánh cũng cho biết chi tiết về sự hiện diện của thủ tướng CSVN Nguyện Tấn Dũng tại New York như sau: Ngày 18-9-2007, Liên Hiệp Quốc sẽ khai mạc buổi họp của Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc. Ngày 24-9-2007, tổng thống Bush sẽ đọc diễn văn tại LHQ. Ngày 25-9-2007, Thủ tướng CSVN Nguyễn tấn Dũng cũng sẽ đọc diễn văn và vận động cho VN được gia nhập vào 1 trong 10 thành viên của Hội Ðồng Bảo An LHQ.

Ông nói rằng, nhiệm vụ của Ủy Ban là tổ chức các cuộc biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng tại Liên Hiệp Quốc, cách khách sạn Carter vài block đường, vào các ngày 23, 24, 25-9-2007, đồng thời Ủy Ban sẽ cử một số đại diện vào LHQ để vận động với các quốc gia thành viên của LHQ nhằm thỉnh cầu đại diện của các quốc gia bác bỏ CSVN gia nhập Hội Ðồng Bảo An, lý do vì những vi phạm nhân quyền trầm trọng hiện nay tại VN. Ủy Ban sẽ đưa ra nhiệu bằng chứng cho thấy CSVN đã không thi hành đứng đắn Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ mà CSVN đã ký kết tôn trọng.

Theo ông, đây là một việc rất quan trọng. Do đó, Ủy Ban thiết tha kêu gọi quí đồng hương tích cực tham dự cuộc biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng vào các ngày 23, 24 và 25 -9-2007 tới đây.

Ðể tạo điều kiện cho qúi đồng hương có dịp về New York tham dự cuộc biều tình, ông Trần Ðình Trường, chủ nhân của khách sạn Carter sẽ dành từ 200 đến 300 phòng cho quí đồng hương đi dự biểu tình miễn phí trong tuần lễ từ ngày 21 đến 25 -9-2007. Ban Tổ Chức sẽ lo việc đón quí đồng hương về khách sạn và đưa trở ra phi trường. Ông Tánh lưu ý xin quí đồng hương thông báo cho ban tổ chức ngày, giờ, phi vụ, hãng máy bay,phi trường và số người tham dự.

 

Mọi chi tiết xin liên lạc với Ủy Ban Phối Hợp Ðấu Tranh Biểu Tình Chống Nguyễn Tấn Dũng qua:

Ông Nguyễn Văn Tánh, Ðiện thoại 646- 920-4120

- Email: Nguyenvantanh718@ yahoo.com

Và địa chỉ của khách sạn Carter:

250 West 43rd Street, New York, NY 10036,

Ðiện Thoại: 212- 944-6000

 

=END=

 

- Thượng Tọa Thích Không Tánh Ðã Bị Công An Áp Giải Về Lại Sài Gòn

 

(Paris-VNN) Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế trong một thông cáo báo chí ngày 24-08-2007 cho biết Thượng tọa Thích Không Tánh đã bị áp giải về Saigon, và Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Hưởng yêu cầu TT Thích Không Tánh giao tiền cứu trợ cho Mặt trận Tổ quốc để phân phát cho nạn nhân chất độc Da Cam, nhưng Thượng tọa phản đối không thi hành.

Như tin Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế loan báo hôm 23.8, Phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do Thượng tọa Thích Không Tánh dẫn đầu ra Hà Nội cứu trợ Dân oan khiếu kiện đã bị công an bắt giam trong khi đang phát tiền cứu trợ trước trụ sở Tiếp Dân ở đường Cầu Giấy vào lúc 8 giờ sáng thứ năm 23.8.

Thượng tọa Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội, thừa lệnh Hòa thượng Thích Quảng Ðộ dẫn đầu Phái đoàn Giáo hội ra Hà Nội cứu trợ Dân Oan để thực hiện bước đầu Thông bạch Kêu gọi Cứu trợ Dân Oan mà Hòa thượng gửi chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử và Ðồng bào các giới hôm 10.8 vừa qua.

Mang theo 300 triệu đồng VN dự trù phân phát cứu trợ tập thể Dân Oan ở Hà Nội như Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cùng phái đoàn Phật giáo đã thực hiện tại Văn phòng 2 Quốc hội tại Saigon hôm 17.7. Tuy nhiên, hôm 21.8 đến Hà Nội, Thượng tọa Thích Không Tánh đã bị công an theo dõi gắt gao. Và hai ngày tiếp đó lực lượng công an tìm cách giải tán khối Dân oan biểu tình và ngăn chận con đường Cầu Giấy không cho ai xâm nhập. Vì vậy cuộc cứu trợ của Phái đoàn Phật giáo dự trù vào ngày thứ tư 22.8 phải dời sang sáng thứ năm 23.8.

Tuy nhiên, việc đã không thành như dự ước. Vào lúc 8 giờ sáng thứ năm 23.8 khi đang khởi sự phát những xuất tiền cho tập thể Dân oan khiếu kiện tại số 110 đường Cầu Giấy nơi đặt Trụ sở Tiếp Dân, thì công an tràn ngập dày đặc, bao vây bắt Thượng tọa Thích Không Tánh. Công an bẻ quặt hai cánh tay Thượng tọa, giật các phong bì chứa tiền phân phát và dùng vũ lực bắt đi như bắt kẻ mang tội hình sự. Hai ba công an kẻ nắm áo, kẻ nách tay, kẻ giật đứt xâu chuỗi bồ đề đeo trên cổ đẩy vào đồn Công an trước trụ sở Tiếp Dân. Tại đây chờ đợi chừng nửa giờ, thì có xe bít bùng đến chở đi, hai công an ngồi kèm sát hai bên.

Xe chạy vòng vèo chừng hơn một giờ sau thì đưa đến một cơ quan mà Thượng tọa không biết tên, chỉ nhớ ở số 1/34 đường Âu Cơ. Tại đây dẫn Thượng tọa lên lầu 2. Ba cán bộ Công an, tên Minh, Trung và Vệ, bắt đầu làm việc hỏi cung. Nhưng Thượng tọa Thích Không Tánh phản đối, đòi hỏi lý do bắt giữ mà không có giấy phép, không lý do. Thượng tọa nói "Tôi thừa lệnh Hòa thượng Viện trưởng Thích Quảng Ðộ ra đây cứu trợ đồng bào gặp khó khăn thiếu thốn vì ăn chực nằm chờ khiếu kiện. Giáo hội chúng tôi chỉ công khai làm việc từ thiện xã hội, không có gì phạm pháp. Sao lại ngăn cấm tôi, lại còn cưỡng bức bắt giam phi pháp?".

Cán bộ công an vẫn hạch xách, cưỡng bức cung khai. Bất bình trước thái độ hiếp đáp, nhưng Thượng tọa hứa sẽ hợp tác "làm việc", trả lời các câu hỏi với điều kiện cho phép liên lạc điện thoại thông báo Phái đoàn Phật giáo hoàn cảnh câu lưu của Thượng tọa. Cán bộ đi hỏi lệnh trên, lát sau trở lại cho phép liên lạc nhưng phải để cho công an tiếp xúc nói chuyện. Thượng tọa phản đối, đòi tự thân trực tiếp nói chuyện và không chịu tiết lộ số điện thoại. Cuối cùng, công an không cho phép. Thượng tọa Thích Không Tánh liền đứng lên tuyên bố: "Kể từ giây phút này, tôi tuyên bố tuyệt thực, không nói, không trả lời bất cứ câu hỏi gì cho đến khi nào được trả tự do. Bắt bớ, giam giữ như thế này là phi pháp!".

Một lúc sau, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Công an vào gặp Thượng tọa, đồng thời công an mang hộp cơm đến cho Thượng tọa dùng ngọ. Nhưng Thượng tọa từ chối vì đã tuyên bố tuyệt thực.

Trong hơn một giờ đồng hồ, ông Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Hưởng dùng những lời lẽ khiếm nhã vu khống Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, và phát ngôn nhân của Viện Hóa Ðạo là ông Võ Văn Ái. Ông vu khống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) làm tay sai cho các thế lực thù địch nước ngoài âm mưu lật đổ chính quyền. Nhưng Thượng tọa Thích Không Tánh phản bác lời ông Hưởng khi khẳng định GHPGVNTN bị nhà nước đàn áp từ sau năm 1975, bị tịch thu tài sản, cơ sở của Giáo hội, cho đến ngày hôm nay vẫn chưa dứt. Thượng tọa cho biết Thượng tọa làm việc thường ngày với Viện Hóa Ðạo nên biết rõ các lời ông Thứ trưởng quy kết không có một phần nào sự thật. Riêng các lời ông Thứ trưởng gán ghép cho giáo sư Võ Văn Ái cũng hoàn toàn sai lạc, vì Thượng tọa liên hệ làm việc nhiều năm nên biết giáo sư là người hết lòng với đạo pháp và dân tộc, chỉ lên tiếng bênh vực cho nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo tại Việt Nam chứ chẳng có gì là "âm mưu lật đổ chính quyền theo lệnh ngoại bang" như ông Thứ trưởng quy kết.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng cũng nhắc tới việc Nhà nước sẽ tổ chức Phật Ðản năm 2008 tại Hà Nội. Ông kêu gọi chư Tăng Giáo hội phải đoàn kết Phật giáo. Ông Thứ trưởng còn xác nhận và khen Thượng tọa Thích Quảng Ba ở Úc "làm tốt" việc tổ chức Phật Ðản này, ông còn cho biết sẽ có nhiều "Thầy ở hải ngoại về Hà Nội tham dự". Ðiểm này, Thượng tọa Thích Không Tánh liền phản bác ông Thứ trưởng Công an rằng: "Giáo hội chúng tôi làm sao thực hiện đoàn kết Phật giáo khi chính Nhà nước còn tiếp tục đàn áp và chưa chịu phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN?". Thượng tọa cũng nói lên 4 điều kiện để thống nhất Phật giáo Việt Nam của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ khi Hòa thượng trình bày với ông Ðại sứ Na Uy hôm ông Ðại sứ đến thăm ngài tại Thanh Minh Thiền viện.

Ðiều đáng quan tâm, là trong cuộc nói chuyện của ông Thứ trưởng Công an, ông Nguyễn Văn Hưởng khẳng định với Thượng tọa Thích Không Tánh rằng: "Cái gọi là Dân oan khiếu kiện chỉ là những kẻ giả mạo, kẻ xấu. Họ giàu có bạc triệu, bạc tỉ, nhưng họ bị xúi giục mà đi khiếu kiện để quấy phá Nhà nước. Tôi cấm ông cứu trợ, vì cứu trợ là giúp cho kẻ xấu. Tôi đề nghị ông giao nộp tiền cứu trợ này cho Mặt trận Tổ quốc, Mặt trận sẽ phân phát số tiền ấy cho nạn nhân chất độc Da Cam, là việc làm chúng tôi sẽ hoan nghênh". Nhưng Thượng tọa không chấp nhận khi đáp: "Theo tôi biết, thì nạn nhân chất độc Da Cam đã được chính phủ Mỹ giúp đỡ rất nhiều tiền bạc. Còn khối Dân Oan thì chẳng được chính phủ cứu giúp. Vì vậy Hòa thượng Thích Quảng Ðộ mới lên tiếng kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước đóng góp cứu trợ. Chúng tôi thừa ủy nhiệm đồng bào đóng góp tiền bạc đi cứu trợ cho Dân Oan. Chúng tôi không có quyền dùng số tiền này cho bất cứ vấn đề gì khác".

Ðến chiều tối, một vị cán bộ cao cấp bước vào phòng hỏi cung. Theo Thượng tọa Thích Không Tánh đoán phải cao cấp hơn ông Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng. Ông này ăn nói nhã nhặn hơn những người trước đây. Ông nói với Thượng tọa: "Thầy ra đây cứu trợ, nhưng việc làm này chúng tôi không hoan nghênh". Rồi ông chỉ thị cho các cán bộ khác lo việc áp giải Thượng tọa về trong Nam.

Thế là khuya ngày thứ năm rạng ngày thứ sáu 24.7.2007, Thượng tọa về tới chùa Liên Trì ở Quận 2 Saigon. Trong khi Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế nói chuyện với Thượng tọa Thích Không Tánh, thì hàng chục công an đang phong tỏa và canh gác trước chùa Liên Trì

 

=END=

 

2- Tin Việt Nam 24-08-07.

 

- CSVN Bắt Giữ Ông Nguyễn Khắc Toàn Khi Ði Phát Quà Cho Ðồng Bào Dân Oan Tại Hà Nội

 

(Hà Nội - VNN) Nhà báo tranh đấu Nguyễn Khắc Toàn từ Hà Nội gửi tin ra cho biết, chiều ngày 22/8/2007 vào lúc 17 giờ 30 phút trong lúc ra chỗ đồng bào dân oan khiếu kiện nơi họ vẫn nằm nghỉ tại vỉa hè, bên cạnh phòng tiếp dân của cơ quan toà án nhân dân tối cao ở 48 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, để tìm số đồng bào chưa được nhận quà thì bị công an CSVN vây bắt.

Theo ông Toàn, đây là ngày thứ 3 liên tiếp ông ra địa điểm này để phát quà trực tiếp theo sự nhờ cậy của kỹ sư Ðỗ Nam Hải đã trích ra từ giải thưởng Nhân quyền Quốc Tế mà anh được tặng thưởng trong năm 2006. Kỹ sư Phương Nam - Ðỗ Nam Hải đã quyết dịnh trích tặng 600 đôla giúp đồng bào dân oan, trong đó 400 đôla tới đồng bào đang biểu tình khiếu kiện tại Sài Gòn và 200 đôla tới số đồng bào đang khiếu kiện tại Hà Nội. Nhưng vì đường xá quá xa xôi cách trở anh không thể nhờ ai được ngoài đó phát quà tặng giúp mình, nên đã nhờ cô Vũ Thanh Phương chuyển ra Hà Nội để liên lac với ông Toàn làm giúp công việc đó.

Trong 3 ngày liên tiếp từ hôm 19/8/2007 ông Toàn đã phát được gần 20 người và để cho mọi việc minh bạch rõ ràng, nên ông đã cho số đồng bào dân oan đã nhận được phần quà giúp đỡ ký rõ họ tên, quê quán và số tiền đã nhận được để sau này gửi lại cho Ðỗ Nam Hải biết và yên tâm.

Tuy nhiên, vào chiều ngày nói trên, khi ông Toàn vừa đi xe máy ra tới nơi thì đã bắt gặp thượng tá Hà Mạnh Hoà phụ trách an ninh chính trị quận công an Hoàn Kiếm đang ngồi trà trộn xen lẫn vào đám dân oan cùng với 3-4 nhân viên an ninh mật vụ của sở công an thành phố Hà Nội cũng đứng ngồi quanh quẩn quanh đấy. Khi ông Toàn tắt khoá xe máy thì ngay lập tức viên sĩ quan Hà Mạnh Hoà xông ra vờ thăm hỏi việc làm giấy chứng minh thư nhân dân đã xong chưa? Rồi ngay sau đó tiến đến gần và giật luôn trong túi áo sơ my trên ngực của ông Toàn mảnh giấy biên nhận do đồng bào ký nhận tiền giúp đỡ trong mấy ngày qua. Tiếp sau đó nữa là trung tá Nguyễn Mạnh Cường sĩ quan công an quận Hoàn Kiếm xấn sổ xông ra quát tháo nói rằng bắt quả tang ông đi phát tiền của "bọn phản động lưu vong cho dân oan để kích động bà con nổi dậy chống đảng và nhà nước, nhằm gây rối an ninh và trật tự xã hội".

Ông Toàn đã rất bình tĩnh đáp lại ôn tồn rằng mọi việc ôngđã làm trong mấy ngày qua không có gì sai trái, vi phạm pháp luật, chỉ là công việc mang ý nghĩa nhân đạo và từ thiện xã hội mà thôi. Lập tức cả 2 sĩ quan công an Hoà và Cường xoay ra buộc tội ông Toàn vi phạm lệnh quản chế không được đi ra khỏi khu vực phường theo nghị định 53/ CP và buộc ông Toàn phải theo họ về trụ sở công an phường Trần Hưng Ðạo để thẩm vấn.

Trong suốt gần 3 giờ bị thẩm vấn, họ lập 1 biên bản hành chính và 1 nội dung ghi lời khai của ông nhưng ông Toàn đã không ký nhận vào bất kỳ tờ biên bản nào và chỉ làm việc này khi có ý kiến phản đối được ghi bên cạnh, đông thời yêu cầu phía công an phải cung cấp cho ông một bản dù là bản phôtocoppi, nhưng họ không chấp nhận yêu sách đó của ông.

Ðến hơn 20 giờ 10 phút họ tạm thả ông ra khỏi đồn và lệnh cho một cảnh sát khu vực trẻ tuổi khoảng 25 thuộc công an phường Tràng Tiền áp giải ông về tận nhà.

Ðây là lần thứ 8 công an Hà Nội bắt giữ ông Toàn trong thời gian gần 20 tháng kể từ ngày được tạm trở về nhà vào đầu năm 2006.

 

=END=

 

- Công An CSVN Ðã Thả Chị Lê Thị Kim Thu

 

(Hà Nội-VNN) Sau khi dùng nhiều biện pháp đe dọa nhưng không thể ép buộc cũng như không dám áp giải chị Kim Thu ra xe để đưa về địa phương tỉnh Ðồng Nai, vì sợ chị sẽ tự tử như lời chị nói và vì chị Kim Thu đòi Công an phải viết giấy xác nhận đã bắt giử chị 24 tiếng đồng hồ, vào lúc hơn 1 giờ đêm 23 rạng ngày 24-8, công an CSVN đã đồng ý thả chị ra với điều kiện 9g sáng nay chị phải trở vào làm việc mà chúng nói là để giải quyết vụ khiếu kiện của chị. Công an đã đưa chị ra nghĩ ở khách sạn với ý đồ là để cách ly chị với những người dân oan khác.

Sau buổi làm việc đấu trí căng thẳng từ 9g sáng với chính quyền tình Ðồng Nai, với sự có mặt của Công an Hà Nội nơi đã bắt giử chị Kim Thu, cuối cùng đã đi đến kết quả 2 bên cùng nhượng bộ:

1/- về phía chính quyền tỉnh Ðồng Nai đồng ý lập biên bản mỗi bên giử một bản và chị Kim Thu ghi tóm tắt kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Ðồng Nai là phải giải quyết cụ thể dứt điểm khi có bản kết luận của Tổng thanh tra Chính phủ với sự đồng thuận của chị v/v khiếu kiện của gia đình chị bị chiếm đoạt đất đai từ 20 năm qua.

2/- về phía chị Kim Thu đồng ý bỏ ý định không đòi hỏi Công an phải làm giấy xác nhận đã bắt giừ chị trong ngày hôm qua.

Theo tin của người đưa tin Tiếng Dân Kêu, đến 12g trưa chị Kim Thu đã được trả tự do ra về. Vậy là Lê Thị Kim Thu đã trở về tiếp tục cuộc đấu tranh cùng với những người dân oan khiếu kiện tại Hà Nội vì theo chị tất cả mọi người đã biết quá rõ cách hành xử của chính quyền này rồi, họ chỉ nói chứ không làm.

 

=END=

 

- Võ Văn Kiệt Lên Tiếng Trong Vụ Nhân Sự Báo Tuổi Trẻ

 

(Sài Gòn - VNN) Tin báo trong nước hôm qua cho hay, ngay sau vụ hai phó tổng biên tập của Tuổi Trẻ bị ngưng chức, cựu thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt đã "trao đổi gần bốn giờ liền về nhiệm vụ của Ban Thường vụ Thành Ðoàn, Cơ quan chủ quản báo Tuổi Trẻ."

Theo các báo thuật lại thì ông Kiệt đã phê phán thẳng thừng rằng, một tờ báo với số phát hành lớn nhất nước, 450 ngàn bản, thì nay "không còn mặc được cái áo của Thành Ðoàn." được nữa.

Ðiều này gián tiếp xác nhận từ trước đến nay, Thành Ðoàn Sài Gòn vẫn âm thầm khuynh loát tờ Tuổi Trẻ về mặt chính trị.

Cũng đã có nhiều lần, tờ Tuổi Trẻ vọt sang "lề trái", đưa ra nhiều bài báo "cấm kỵ" khiến tổng biên tập mất chức.

Ðến nay, mặc dầu danh tánh hai "phó tổng" ngưng chức đã được công khai, nhưng hai người kế nhiệm vẫn chưa được tiết lộ. Có lẽ vì những áp lực bên trong cần phải thỏa thuận dàn xếp chưa xong, điển hình là việc lên tiếng mới đây của ông Kiệt như nói trên..

Cách nói của ông Kiệt như gợi ý rằng việc dùng Thành Ðoàn điều động nhân sự của Tuổi Trẻ một cách âm thầm như thời gian qua là không ổn.

Ông nhấn mạnh: "Thời kỳ đổi mới hiện nay gắn liền với quá trình chuyển hóa tình hình thanh thiếu niên, công tác cơ sở của Ðoàn cũng phải theo hướng khác, phân công kiểu khác".

Võ Văn Kiệt dành nhiều thời gian noí về vấn đề tổ chức, quản lý của Thành đoàn với các đơn vị trực thuộc. Ông nói: "Tờ báo Tuổi Trẻ hay Nhà xuất bản Trẻ, thời kỳ đầu thành lập nếu không có cơ quan quản lý, không ra đời được. Một tờ báo lớn nhất của cả nước không còn mặc được cái áo của Thành đoàn trước đây, Tuổi Trẻ không chỉ viết về đối tượng tuổi trẻ, thanh niên, mà là tất cả đối tượng khác; không chỉ xã hội, đời sống mà là những vấn đề chính trị nữa. Nó vượt quá tầm của địa phương rồi".

Tờ Tuổi Trẻ đã có vai trò lớn trong việc tạo nền tảng dư luận cho công cuộc Ðổi Mới từ thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Dư luận trong và ngoài nước tin rằng nhiều lãnh đạo từ các tỉnh phía Nam, kể cả các vị đương nhiệm như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tạo dựng vị thế chính trị phần lớn nhờ vào làn sóng cải tổ và các thành quả của Ðổi Mới.

Tuy thế, tính phản biện xã hội cao của Tuổi Trẻ và báo chí theo xu hướng Ðổi Mới nói chung đôi khi đã khiến các chính trị gia e ngại một bước đi quá đà.

Việc ông Võ Văn Kiệt vào cuộc, dù gián tiếp, chắc chắn sẽ tạo ra những tranh luận ở nhiều cấp khác nhau về những gì xảy ra với Tuổi Trẻ.

 

=END=

 

- Một Vụ Chia Ðất Mờ Ám Tại Thành Phố Tỉnh Sóc Trăng

 

(Sóc Trăng - VNN) Dư luận ở Sóc Trăng xôn xao khi ông Trương Minh Chánh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định chia khu đất có giá trị rất lớn giữa thành phố Sóc Trăng cho nhiều cán bộ có chức quyền.

Nội dung chính của quyết định là thu hồi 20.143,8m2 đất tọa lạc tại đường Lê Hồng Phong, phường 3, thành phố Sóc Trăng, trước đây do Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng quản lý để giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng.

Cụ thể như sau: Ổn định 12.225,3m2 đất cho 96 hộ gia đình, cá nhân và Công an phường 3 quản lý, sử dụng do đã có quyết định giao đất (kèm theo danh sách). Giao 7.918,5m2 (bao gồm đường giao thông, hành lang lưới điện, hệ thống cấp thoát nước...) cho UBND TP Sóc Trăng quản lý, sử dụng vào mục đích công cộng.

Kèm theo quyết định là danh sách 96 người. Trong đó có 17 thửa đất ở mục họ và tên người được cấp ghi "Không rõ chủ" (!?). Bốn người chỉ ghi tên là Hiệp, Thạch, Nghĩa, Hùng. Năm người có đầy đủ họ tên nhưng thửa đất lại không có số.

Theo quy định về quản lý đất đai, cấp đất với những thông tin không đầy đủ như thế là sai quy định. Dư luận địa phương cho rằng sở dĩ phải làm vậy vì "lý do tế nhị", và phải chăng đó là những cán bộ có chức quyền (?).

Có 3 người đứng tên 6 thửa đất (một người đứng tên 2 thửa) là Nguyễn Việt Hùng (thửa số 72 và 185), Bùi Ðức Xứng (thửa số 164 và 180), Bùi Thanh Lượm (thửa số 174 và 211). Những người trên trùng tên với một số cán bộ của Tỉnh ủy Sóc Trăng là ông Nguyễn Việt Hùng - Trưởng ban Tuyên giáo, ông Bùi Ðức Xứng - cán bộ Ban Tài chính Quản trị và ông Bùi Thanh Lượm - cán bộ Ban tài chính Quản trị đã nghỉ hưu.

Kèm theo danh sách có một bản sơ đồ giải thửa khu tập thể Tỉnh ủy. Trong đó, 8 thửa đất đẹp nhất ở mặt tiền đường Lê Hồng Phong ghi tên các cá nhân: "Hải, N.Thanh Bình, Ân, Mai, Trương Minh Chánh, Nguyễn Minh Ở, Thắm, Châu".

Xác minh thực tế, được biết: "Hải" chính là ông Nguyễn Thế Hải-Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy- với thửa đất rộng 107 m2 vừa bán cho doanh nghiệp Cẩm Phong giá 1,3 tỷ đồng. N.Thanh Bình thì cán bộ địa phương không dám chắc đó là ai nhưng thửa đất của ông Bình và ông Hải nay doanh nghiệp Cẩm Phong đang sử dụng.

"Ân" là ông Nguyễn Hồng Ân - nguyên Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Sóc Trăng - nay đã bán cho ông Trần Văn Minh. "Mai" là ông Trần Hữu Mai - nguyên Trưởng ban Kinh tế Tỉnh ủy, hiện đang cất nhà ở.

"Trương Minh Chánh" thì cán bộ địa phương cũng không dám chắc đó có phải ông Trương Minh Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, người đã ký quyết định cấp đất hay không nhưng thửa đất hiện do ông Huỳnh Anh Kiệt sử dụng.

"Nguyễn Minh Ở" là ông Nguyễn Minh Ở -nguyên Trưởng ban Tài chính Quản trị Tỉnh ủy- nay đám đất do ông Nguyễn Hồng Võ sử dụng. "Thắm" là bà Trương Quy Thắm, một gia đình liệt sĩ, nay bà đang sử dụng. "Châu" là ông Nguyễn Minh Châu- nguyên Chánh văn phòng Tỉnh ủy nay là Chủ tịch LÐLÐ tỉnh- đã cất nhà ở và nay đang rao bán cả nhà và đất giá 3 tỷ đồng.

Trong khi đó, khu đất vốn là của gia đình bà giáo nghỉ hưu Khưu Thị Kim Hương, một gia đình liệt sĩ và có công với nước. Gia đình bà Hương bị thu hồi nhiều lần tổng cộng gần 3,6 ha đất và được bồi hoàn tổng cộng khoảng 600 triệu đồng nhưng bà khiếu nại nên đến nay vẫn chưa nhận tiền.

Khu đất hơn 2 ha ở đường Lê Hồng Phong, khi thu hồi của bà Hương sau 1975 là để mở rộng trường Ðảng (Trường Chính trị hiện nay) nhưng nay lại được đem chia cho cá nhân và nhiều người đã bán thu lợi lớn. Ðây cũng là lý do khiến bà khiếu nại.

Bà Hương yêu cầu trong khu đất chia chác trên, cần chia cho bà 2 lô như một số cán bộ. Thế rồi trong danh sách xuất hiện tên Khưu Thị Kim Hương. Bà Hương làm đơn "xin" nhận thì ông Trương Minh Chánh ký công văn trả lời: "Người được đề nghị cấp đất thổ cư là bà Khưu Thị Kim Hưởng (là cán bộ của Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng)".

Chúng tôi đến hỏi Trường Chính trị cũng như Văn phòng Tỉnh ủy đều được trả lời: "Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng từ trước đến nay không có người nào tên là Khưu Thị Kim Hưởng".

Vậy ai là người núp dưới tên Khưu Thị Kim Hưởng? Ðặt câu hỏi này với ông Quách Văn Nam, GÐ Sở TN-MT Sóc Trăng, ông dè dặt trả lời: "Tôi sẽ cho kiểm tra lại việc này".

Việc chia 12.225,3m2 đất giữa TP Sóc Trăng cho 96 cá nhân có quá nhiều dấu hiệu không minh bạch. Ðây là khối tài sản rất lớn mà các thửa đất đã hoặc đang được rao bán chứ hoàn toàn không phải việc giải quyết khó khăn về chỗ ở cho cán bộ.

 

img

*Ðám đất của ông Hải mới bán 1,3 tỷ đồng (bên phải) và của ông N.Thanh Bình (đã xây nhà) hiện do doanh nghiệp Cẩm Phong sử dụng

 

img

*Gia đình bà Khưu Thị Kim Hương với căn nhà đang tá túc.

 

=END=

 

- Giá Gạo Tăng, Nhưng Việt Nam Ðã Hết Gạo Ðể Xuất Khẩu

 

(Sài Gòn - VNN) Giá gạo xuất khẩu đang ở mức khá cao, nhưng từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp Việt Nam lại không thể ký tiếp hợp đồng.

Vào đầu tuần này, giá gạo xuất khẩu 5% tấm dao động khoảng 315 đôla mỗi tấn, gạo 25% tấm khoảng 297 đôla mỗi tấn. Giá gạo xuất khẩu tăng một phần do giá cước vận tải những tháng vừa qua tăng vọt. Chẳng hạn, cước vận tải đi châu Phi đã tăng mỗi tấn khoảng 40 đôla, cước đi châu Á tăng khoảng 10 đôla...

Tính đến ngày 10/8 vừa qua, các doanh nghiệp đã xuất gần 2,87 triệu tấn gạo. Nhưng dù diễn tiến thị trường vẫn thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tiếp tục ký hợp đồng mới bởi đến thời điểm này, tổng lượng gạo xuất khẩu đã ký theo hợp đồng đã là 4,5 triệu tấn - tương đương chỉ tiêu xuất khẩu cả năm.

Sau một thời gian giảm xuống, giá lúa gạo tại các tỉnh Ðồng bằng sông Cửu Long hiện đã tăng trở lại 70-80 đồng mỗi kg so với đầu tháng 8 do nguồn cung giảm. Ðầu tuần này, giá lúa tại các tỉnh thành vùng Ðồng bằng sông Cửu Long... ở mức 3.000-3.050 đồng mỗi kg nhưng nguồn cung hạn chế, thương nhân muốn thu mua phải tìm đến những vùng còn diện tích lúa hè thu muộn đang thu hoạch như An Giang... Tại thành phố Cần Thơ, giá gạo nguyên liệu xuất khẩu đã ở mức 4.050-4.100 đồng.

Ðầu tháng 8 này, Viện Nghiên cứu thương mại thuộc Bộ Công thương CSVN công bố lượng gạo dành cho xuất khẩu của Việt Nam đã hết. Theo dự báo, năm 2007 cả nước sẽ chỉ có khoảng 8,7 triệu tấn lúa hàng hóa. Như vậy, các doanh nghiệp chỉ tập trung thu mua để xuất theo các hợp đồng đã ký với con số hơn 1,63 triệu tấn. Trong số đó, chỉ có 0,1 triệu tấn được giao trễ - tức vào đầu năm 2008. Như vậy, trên lý thuyết thì các doanh nghiệp chỉ có thể ký tối đa 0,1 triệu tấn gạo cho các hợp đồng mới trong năm nay.

Nhà nước đã ra lệnh ngưng ký các hợp đồng xuất khẩu mới và có thể đến tháng 9, nếu nguồn hàng trong nước khả quan thì Bộ Công thương CSVN mới tính toán để tăng chỉ tiêu 4,5 triệu tấn đã đề ra.

 

*Năm 2007, chỉ thu gom đủ 1,63 triệu tấn đã ký hợp đồng.

 

=END=

 

- Dự Án Ðầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam Trên 8 Tỷ Ðôla

 

(Hà Nội - VNN) Theo Cục Xúc tiến đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư CSVN, tổng số vốn của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp mới và tăng vốn trong 8 tháng đầu năm đạt 8,32 tỷ đôla.

Trong đó, riêng trong tháng 8, số vốn cấp mới đạt 7,1 tỷ đôla, tăng 730 triệu đôla so với tháng trước, nhưng không có dự án nào tăng vốn.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm, dù công nghiệp vẫn là lĩnh vực dẫn đầu trong việc thu hút FDI với 3,75 tỷ đôla, ngành dịch vụ cũng đang theo sát với số vốn 3,2 tỷ đôla. Trong đó, các lĩnh vực khách sạn - du lịch và xây dựng văn phòng căn hộ đang hút mạnh nguồn vốn ngoại.

Tính từ đầu năm, Bà Rịa Vũng Tàu đang là địa phương dẫn đầu về thu hút FDI với trên 1 tỷ đôla, kế tiếp là Hà Nội và Sài Gòn với số vốn lần lượt đạt 859 và 768 triệu đôla. Trong khi các dự án tại Hà Nội chủ yếu ở lĩnh vực khách sạn và nhà ở, nguồn vốn vào 2 tỉnh phía Nam phần lớn đổ vào nhiệt điện và luyện thép.

Hiện Nam Hàn đã trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam với 238 dự án trong năm nay với tổng trị giá 1,73 tỷ đôla. Ðồng thời, tính tổng vốn các nước và lãnh thổ rót vào Việt Nam từ năm 1988 đến nay, Nam Hàn cũng vẫn đang dẫn đầu với 10,6 tỷ đôla, kế tiếp là Singapore, Ðài Loan và Nhật.

Tới đây tập đoàn Keangnam của Nam Hàn sẽ khởi công cụm công trình trị trá trên 1 tỷ đôla tại khu Mỹ Ðình, Hà Nội vào ngày 25/8. Tập đoàn Kumho Asiana cũng đang xúc tiến đầu tư 2,5 tỷ đôla để xây dựng Trung tâm văn hóa - thương mại Giảng Võ và Triển lãm Mỹ Ðình.

Từ năm 1988 đến nay, Việt Nam thu hút tổng cộng 71,47 tỷ đôla, trong đó số vốn đã thực hiện đạt trên 43%. Hiện Sài Gòn vẫn là địa phương thu hút nhiều dự án nước ngoài nhất trong gần 20 năm qua, với 15,2 tỷ đôla. Các địa phương nhận được nhiều FDI sau Sài Gòn là Hà Nội, Ðồng Nai và Bình Dương.

 

=END=

 

- Nhân Công Việt Nam Tại Nam Hàn Sẽ Bị Truy Bắt Gắt Gao

 

(Hà Nội - VNN) Tin từ Nam Hàn cho biết, trong tháng này, chính phủ tại đây đang mở đợt truy quét lao động ngoại quốc bất hợp pháp. Và như vậy hơn 10 ngàn người lao động Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Nam Hàn đang phải đối diện với nguy cơ bị bắt và trục xuất về nước.

Ông Ðào Công Hải, Cục phó Quản lý lao động nước ngoài, nguyên trưởng ban quản lý lao động của CSVN tại Nam Hàn cho biết, đến cuối năm thì chính phủ Nam Hàn lại chuẩn bị thay thế lớp lao động đã hết hợp đồng để nhận lớp nhân công mới theo đúng luật cấp phép lao động ngoại quốc. Ðiều này đã khiến cho những người đang có việc làm sẽ tìm cách trốn ở lại, cộng thêm việc họ được những chủ nhân bao che để ở lại làm việc, vì không muốn trả thêm lệ phí khi thuê người hoặc đổi nhân viên mới vốn chưa quen với công việc làm và gây trở ngại cho sản xuất. Chính vì vậy những công nhân lao động Việt Nam cố tình ở lại bất hợp pháp. Biết như vậy nên Chính phủ Nam Hàn buộc phải thường xuyên tổ chức các đợt truy quét lao động ngoại quốc một cách quy mô.

Bộ Tư pháp Nam Hàn lập ra các tổ điều tra phối hợp với cảnh sát và cơ quan thẩm quyền thực hiện các vụ truy bắt. Người không mang theo giấy tờ chứng minh lưu trú hợp pháp, lao động, tu nghiệp sinh đã hết hợp đồng không về nước sẽ bị bắt và bị trục xuất. Nam Hàn tiếp nhận lao động Việt Nam trên 4 lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và thủy sản. Hiện có khoảng 500.000 lao động ngoại quốc đang làm việc ở Nam Hàn, trong đó gần 200.000 người không có giấy tờ hợp lệ, bị coi là bất hợp pháp.

Riêng Việt Nam có khoảng trên 10.000 người. Ðây là số tu nghiệp sinh đã hết thời gian tu nghiệp, những người đi du lịch, thăm thân nhân rồi tìm cách ở lại tìm việc làm. Hiện nay nhà nước CSVN và Nam Hàn chỉ hợp tác xuất cảng lao động theo chương trình cấp phép mới và chương trình thẻ vàng dành cho lao động trình độ cao. Chương trình tu nghiệp sinh đã chấm dứt từ đầu năm 2007.

 

=END=

 

- Học Sinh Bị Bỏ Ðói Chỉ Vì Cha Mẹ Chưa Ðóng Tiền Ăn Cho Con

 

(Cần Thơ - VNN) Chỉ vì cha mẹ chưa kịp đóng tiền ăn cho con, 179 học sinh của trường Tiểu học Lê Bình 1 ở Cái Răng (Cần Thơ) đã bị bỏ đói. Nhiều học sinh mặt mũi tái xanh, mếu máo vì đói.

Chiều 23/8, bà Trương Thị Bo, bà ngoại của cháu Quách Thiện Quý, học sinh lớp 3/3, trường Tiểu học Lê Bình 1, vẫn chưa hết thảng thốt: "Trưa 20/8 nghe tin cháu không được ăn cơm tại trường, tôi vào thấy hàng chục cháu học sinh ngồi xếp hàng trước hiên lớp nhìn sang nhà ăn phía đối diện, có đứa lấp ló gần phòng ăn nhưng cũng chỉ được nhìn các bạn ăn bên trong. Ðứa nào cũng mếu máo".

Bà Ninh bán tạp hóa ở gần trường cũng có cháu học lớp 2 kể: "Cháu tôi lầm lì chạy về nhà, vào bếp lấy mì gói ăn. Tôi hỏi gì nó cũng không nói, mắt đỏ hoe, sau mới biết nó không được ăn cơm ở trường".

Tôi vội đến trường thấy có nhiều cháu ba mẹ đi làm xa không về đón được đành chịu nhịn đói. Có cháu đói quá, phải mua bánh hoặc trái chuối nướng giá 500 đồng nhai ngấu nghiến".

Chị Thanh ở gần trường là mẹ một học sinh lớp 4 kể lại: "Phụ huynh cùng lớp con tôi nhắn vào đón cháu. Tôi chạy vào, thấy cháu ngồi bệt ở tầng trên úp mặt vào đầu gối khóc, mặt mũi cháu tái xanh phờ phạc. Bạn của cháu đã được ăn cơm gần 2 tiếng rồi mà cháu chưa được ăn, sợ mẹ đánh đòn nên cũng không dám về nhà. Cháu muốn lả người vì đói, tôi phải bế về nhà, nó bưng tô cơm vừa ăn vừa nấc".

Hiệu trưởng Lê Hồng Hưng xác nhận, tiểu học Lê Bình 1 là trường bán trú, cha mẹ học sinh phải đóng 7.000 đồng/ngày cho mỗi học sinh ăn trưa và ăn dặm buổi chiều.

Ngày 20/8, ngày đầu tiên tập trung, có 487 học sinh nhưng mới có 183 học sinh ghi tên ăn và đóng tiền, 32 học sinh ghi tên nhưng chưa đóng tiền, tổng cộng 215 học sinh, trường đã nấu 308 phần ăn và do đó 179 học sinh không được ăn.

Ông Hưng nói thêm: "Chúng tôi đã gọi điện thông báo cho các phụ huynh còn lại nhưng không nhận được phản hồi".

Ông Hưng cho biết: "Nếu nấu sẵn, học sinh không ăn thì ai chịu? Chúng tôi cũng tưởng những học sinh chưa đóng tiền ăn, gia đình sẽ rước về ăn trưa ở nhà và đến đầu tháng 9 mới ghi ăn tại trường".

Ông Mai Viết Út, Trưởng phòng Giáo dục & Ðào tạo quận Cái Răng khẳng định, việc làm của Ban giám hiệu nhà trường là quá cứng nhắc, thiếu tính giáo dục. Ngày 21/8, Phòng đã chuyển vụ việc lên Sở giải quyết.

 

 

*Học sinh trường tiểu học Lê Bình 1.

 

 =END=

 

- Hơn 400 Cư Dân Bỏ Chạy Giữa Ðêm Khuya Vì Khí Ðộc

 

(Cà Mau - VNN) Ðêm 22/8, hàng trăm dân cư ở đường Lâm Thành Mậu, phường 4 (Cà Mau) đang ngủ phải choàng tháo chạy vì mùi khí lạ xông vào nhà. Tiếng người hoảng loạn kêu la, vang động cả một góc phố.

Theo người dân, đó là khí gas làm lạnh từ nhà máy sản xuất nước đá của Công ty cổ phần nước đá Thịnh Lợi ở gần khu dân cư này. Người ta đã nhìn thấy những dòng khí màu trắng đục tuôn xối xả ra từ nhà máy, được gió đưa vào nhà dân.

Anh Trương Tuấn Hoàng, người phụ trách lưu xá thanh niên của làng trẻ em SOS Cà Mau (cạnh nhà máy nước đá bị xì gas), kể: "Khi biết có sự rò rỉ gas, tôi đóng chặt cửa lại. Nhưng chỉ 10 phút sau mùi gas nồng nặc. Nhờ một người bạn hàng xóm điện về thúc giục, tôi mới dắt vợ con chạy ra theo mọi người".

Vợ và con anh Hoàng chạy được khoảng 20 m thì nôn mửa. Cả hai được đưa đi bệnh viện khám vào sáng hôm sau.

Nhắc lại, trước đó, chiều 10/7/07, hàng trăm hộ dân sống tại một số khu vực thuộc hai quận Liên Chiểu và Thanh Khê (Ðà Nẵng) cũng bị một luồng khí cay tấn công, phải bỏ chạy ra biển để lánh nạn.

Luồng hơi cay gây khó thở, chảy nước mũi, rát đỏ mắt, có cảm giác giống như hơi lựu đạn cay nhưng người ta không tìm ra nơi phát xuất.

 

Hàng trăm người chạy to án loạn khỏi nhà trong đêm. 

* Nửa đêm hàng trăm cư dân chạy tán loạn khỏi nhà vì mùi gas.

 

=END=

 

- Hủ Tục Miền Núi Vẫn Còn: Rao Bán Vợ Con Với Cái Giá Hơn 7 Triệu Ðồng

 

(Quảng Ninh - VNN) Thích thì bỏ tiền cưới vợ, bực mình thì rao bán cả vợ lẫn con. Bố mẹ chồng có quyền bán con dâu và cháu nội. Bán dâu, một hủ tục của người Dao - Thanh Phán nay vẫn còn ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh.

Tại xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, đang chợ phiên, bên bát rượu, Vàng Mảy Chíu, người thôn Khe Xoong, vui vẻ: "Trả tiền rượu rồi tao dẫn đi! Hôm nọ có người bảo bán cả vợ cả con 7 triệu rưỡi, đắt! Chưa bán được, mày đến mua chắc vẫn kịp".

Chíu liến thoắng: "Thằng Chìu Cắm Lành cần tiền lắm, mày trả giá thấp khéo nó cũng bán. Nó cần tiền lấy vợ mới. Vợ nó là cái Dung đẹp lắm, bằng ấy tiền là đúng rồi, vợ nó không xấu như vợ tao, vợ tao chỉ 4 triệu đồng".

Trước cửa ngôi nhà xây bằng gạch đất không trát ở thôn Khe Xoong, xã Phong Dụ, ông Chíu Sáng Cấu năm nay đã ngoài 90 tuổi ngồi một mình. Ðây là nhà bố mẹ của cô gái bị rao bán 7,5 triệu đồng. Vợ, các con, cháu và cả đứa chắt năm nay mới 12 tháng tuổi của ông đều đã lên nương.

Trong ngôi nhà mờ tối ba chiếc màn vẫn buông chùng xỉn màu cháo lòng. Ông Cấu không biết tiếng Kinh. Nửa tiếng sau khi nhờ người đi gọi, mẹ con Chíu Tài Múi (tiếng Kinh gọi là Chíu Thị Dung) bế nhau về. Thiếu phụ 19 tuổi bế trên tay đứa con trai chưa đầy năm. Gương mặt khá đẹp của Dung buồn như đưa đám, khoé mắt lúc nào cũng lóng lánh hai giọt nước chỉ chực lăn ra ngoài. Nghe hỏi đến chuyện chồng con, Dung không kìm được dấm dứt khóc: "Ở với nhau đã 5 năm, có với nhau một mặt con, giờ anh ấy nói tao không lấy mày nữa. Anh ấy rao bán mẹ con em 7 triệu rưỡi".

Năm 2002, nhà Chìu Cắm Lành đến hỏi cưới Dung. Năm ấy Dung mới 14 tuổi còn Lành cũng chỉ mới 16 tuổi. Nhà trai đem 2,5 triệu đồng làm lễ hỏi. Sau hai ngày cỗ bàn linh đình, Lành đưa Dung vào cúng ma nhà mình. Dung cặm cụi như con trâu con ngựa làm việc cho nhà Lành. Tháng 6/2006, Dung sinh được một con trai kháu khỉnh. Từ ngày vợ có bầu, Lành hay theo đám bạn trai vào chơi nhà có con gái mới lớn. Về nhà, Lành bắt đầu chê vợ mình... già và xấu, dù lúc ấy Dung chưa đầy 20 tuổi. Sau khi Dung sinh con, Lành bảo vợ: "Tao không lấy mày nữa...".

Theo tục lệ người Dao, khi chồng nói thế thì không còn lý do gì để ở nhà chồng, Dung bế con về nhà mẹ đẻ. Ba ngày sau cô quay lại nhà chồng thu xếp nốt quần áo cho con. Cả nhà chồng thản nhiên không ai hỏi thăm Dung và con trai một câu. Ðuổi vợ đi rồi, nhưng Lành vẫn cần khoảng chục triệu lấy vợ mới.

Anh ta loan tin trong xóm, bán cả vợ cả con trai chưa đầy tuổi của mình với giá 7,5 triệu đồng. Bất kể già, trẻ, tốt, xấu, lành lặn hay tàn tật đều có thể đến chồng tiền và đem mẹ con Dung đi. Dung ở nhà mẹ đẻ, ngày ngày địu con lên nương làm lụng vừa phấp phỏng chờ đợi cái ngày có một người đàn ông xa lạ đến làm chồng mình và làm cha đứa con bé bỏng của mình.

Người ấy tốt xấu thế nào, phải đi tận đâu, cuộc sống rồi sẽ ra sao..., Dung đều không được biết trước và cũng không có quyền từ chối. Mỗi bận có khách lạ tới nhà Lành, Dung cứ run người vì sợ hãi. Thoạt đầu cô còn để ý xem khách ra sao, nhưng cuối cùng cô chẳng để ý vì dù là ai thì chẳng thể đi đâu để tránh khi mình đã "gửi ma" vào nhà người ta. Dung bảo: "Bạn em cũng nhiều người bị bán như em".

Chị Nông Thị Dương, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Phong Dụ cho biết, tình trạng bán dâu vẫn xảy ra tại một bộ phận người Dao - Thanh Phán ở các thôn Khe Vè, Cao Lâm, Khe Xoong, Khe Xóm. Ðây là một hủ tục có từ lâu đời. Theo tục lệ, đám cưới người Dao chỉ diễn ra ở nhà trai. Nhà trai đem tiền mặt lên làm lễ đón dâu. Nhà gái tập trung rồi kéo cả đến nhà trai ăn uống. Nhà trai có trách nhiệm làm cỗ tiếp khách nhà gái.

Tiền mặt làm lễ, cộng với chi phí rượu thịt, mỗi đám cưới nhà trai tốn khoảng 5-7 triệu đồng. Suốt quá trình chung sống, nếu chồng hoặc bố mẹ chồng không vừa lòng về cô dâu thì có thể đem bán cho người khác bất cứ lúc nào. Cũng theo tục lệ nơi đây, cô dâu bị đem bán thì những đứa con cũng bị bán kèm theo. Những đứa con đương nhiên sẽ thuộc quyền "sở hữu" của người chồng mới. Càng nhiều con, bán càng được nhiều tiền.

 

 

* Chíu Thị Dung và con trai đang ở nhà mẹ đẻ chờ bị bán.

 

=END=

 

- Bất Lực Trong Việc Bảo Vệ Hơn 1.000 Cây Sưa Bạc Tỷ

 

(Hà Nội - VNN) Tại Hà Nội, đã có hàng chục cây gỗ sưa bị lâm tặc đốn hạ trong vài tháng qua. Ðiều này thực sự lo ngại, khi mà trên địa bàn Thủ đô hiện còn trên 1.000 cây sưa. Người ta đang đặt câu hỏi làm thế nào để bảo vệ những cây gỗ quý này, và ai là người bảo vệ?

Cách đây một năm, báo chí trong nước sau khi nhận được nguồn tin từ giới buôn bán lâm sản, đã có phản ánh và qua đó ngăn chặn cái chết của cây sưa hàng chục năm tuổi trước số nhà 35 phố Thuốc Bắc (Hoàn Kiếm).

Những tưởng sau đó các cơ quan chức năng sẽ lưu tâm bảo vệ cây gỗ quý. Thế nhưng, giữa năm 2007, một "trào lưu" truy sát cây sưa đã xảy ra tại Hà Nội, báo hiệu một tương lai đáng lo ngại cho những cây gỗ quý.

Ngày 27/6/2007, một cây sưa đỏ có đường kính 30cm ngay tại ô số 12 vườn hoa Chí Linh đã bị cưa mất. 10 ngày sau, 4 cây sưa đỏ quanh hồ Hoàn Kiếm cũng bị "điểm chỉ". Chúng bị đánh dấu gốc và lột vỏ. Mặc dù, 4 cây sưa chưa bị đốn hạ, nhưng không ai dám chắc bọn lâm tặc từ bỏ ý định chặt cây.

Ðặc biệt, ngày 30/7 vừa qua, 3 cây sưa đỏ nằm ngay ven trường tiểu học Phương Liên (sát đường Ðào Duy Anh) đã bị thảm sát không thương tiếc. Cây lớn bị chặt có đường kính 20cm, cây nhỏ có đường kính 12cm.

Hai ngày sau, cây sưa đỏ nằm trong khuôn viên nhà G2 khu tập thể Trung Tự cũng bị chặt. Ngày hôm sau, người dân khu tập thể đã ngỡ ngàng khi thấy cây sưa có đường kính gốc khoảng 25cm đã không cánh mà bay.

Cũng trong đêm 1/8, hai cây sưa đỏ đối diện số nhà 20 phố Kim Giang có đường kính từ 13-15cm cũng bị bọn lâm tặc xả thịt. Cùng thời gian này, một cây sưa khác tại đây cùng chung số phận.

Theo báo cáo của Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, trong 2 tháng gần đây, Hà Nội xảy ra khoảng 20 vụ chặt cây sưa, đặc biệt từ ngày 1/8 đến 20/8 đã có 9 vụ với số cây bị triệt hạ là 10 cây.

Cụ thể, ngày 3/8 một cây sưa đỏ trên đường Hùng Vương-Nguyễn Thái Học bị chặt hạ. Khi bị phát hiện, "cây tặc" bỏ của chạy lấy người. Ngày 8/8, cây sưa đỏ trăm tuổi tại công viên Ðống Ða bị chặt. Ngày 10/8/2007, cây sưa đỏ cao 7m tại ngõ 1 phố Phùng Chí Kiên đã bị hạ gục và chở đi. Ngày 14/8, thêm một cây sưa cao 6m (đường kính 18cm) tại khu tập thể Trung Tự bị "khai tử".

Ðặc biệt, trong lúc dư luận đang phẫn nộ về các vụ chặt cây sưa đỏ thì ngày 20/8, một cây sưa đường kính 20 cm trước số nhà 173 đường Xuân Thủy cũng bị "cây tặc" đốn...

Chiều 21/8, đại diện Sở Giao Thông Công Chánh Hà Nội cho biết, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 1.250 cây sưa nằm trên 360 tuyến phố, tại 9 quận nội thành. Trong đó cây lớn nhất có đường kính 60cm, cây nhỏ có đường kính 5-7cm.

Tỷ lệ cây sưa có đường kính 30cm trở lên chiếm khoảng gần một nửa.Trong số cây này có khoảng 850 cây nằm trên các tuyến phố, số còn lại nằm rải rác tại các công viên, ngõ phố và nhà dân.

Chiều 21/8, Sở cũng soạn thảo văn bản gửi Thành ủy Hà Nội báo cáo về tình hình quản lý, giải pháp bảo vệ cây sưa. Theo văn bản này, để ngăn ngừa việc chặt hạ cây sưa đỏ, Sở yêu cầu Công ty Công viên cây xanh phải phối hợp chặt chẽ với công an, thanh tra giao thông, chính quyền địa phương để bảo vệ cây gỗ quý. Ðặc biệt phải vận động nhân dân tham gia quản lý và phát hiện những trường hợp phá hoại cây xanh trên địa bàn để xử lý.

Rõ ràng đây là giải pháp không mới và liệu nó có đủ sức mạnh để bảo vệ những cây gỗ quý? Theo nhận định của nhiều chuyên gia, gỗ sưa đỏ có giá đắt nhất khoảng 1 triệu đồng/kg. Như vậy với những cây gỗ nặng vài tạ đến một tấn có giá lên đến cả tỷ đồng.

Thế nhưng, hiện nay Hà Nội lại chưa có kinh phí cho việc bảo vệ những khối tài sản lớn này. Theo một cán bộ Sở Giao Thông Công Chánh, thành phố hiện chỉ mới chi kinh phí cho việc cắt tỉa cành, đánh số, thay thế cây mới. Vì lẽ đó, đêm xuống cây sưa trên nhiều tuyến phố dường như không ai bảo vệ.

Thêm nữa, do số cây sưa đỏ trồng rải trên 360 tuyến phố nên việc bảo vệ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ðặc biệt, chế tài xử lý đối với hành vi chặt phá cây xanh tại Hà Nội còn quá nhẹ và chỉ mang tính giáo dục là chính. Với giá trị kinh tế cao, lại nằm hớ hênh trên đường phố, số phận hàng ngàn cây sưa của Thủ đô thật khó giữ?

 

 

*Gốc cây gỗ sưa bị đốn hạ tại ô số 12 Vườn hoa Chí Linh ngày 27/6/2007.

 

 

*Một trong số những cây gỗ sưa trăm tuổi tại Gò Ðống Ða có sống nổi với bọn "lâm tặc thành phố".

 

=END=

 

3- Tin Thế Giới 24-08-07

 

- WHO Giúp Trung Quốc Cải Thiện An Ninh Sản Phẩm Xuất Cảng

 

(Geneve - VNN) Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 23-08 loan báo đang làm việc cải thiện an ninh thực phẩm đến từ Trung Quốc, trong đó hàng hóa xuất cảng trong những tháng qua trở thành những vấn đề gây lo ngại cho an toàn sức khỏe. Tổng giám đốc WHO bà Margaret Chan tuyên bố: "Cơ quan lo về an toàn thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới ở Geneve đang hợp tác với chính quyền Trung Quốc "hợp lý hóa và điều tiết" thực phẩm và sản phẩm kỹ nghệ. Các giới chức Trung Quốc đang tiếp xúc với các giới chức WHO để tiếp tục làm việc trên vấn đề này. Ngoài ra bà Margaret Chan còn loan báo một cuộc họp đặc biệt của các chuyên gia tại Bắc Kinh dự trù tổ chức vào giữa tháng 9 tới. Bà Chan nhấn mạnh, "Chính phủ Trung Quốc khẳng định mong muốn cải thiện hệ thống sản xuất lương thực và sản phẩm".

Hàng hóa xuất cảng của Trung Quốc đang bị giám sát chặt chẽ, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc trên vấn đề xuất cảng. Trong những tuần qua Trung Quốc bị nhiều nước chỉ trích về hàng xuất cảng của họ, từ cá, tôm, hàng khô và thực phẩm gia súc gây cho chó mèo chết hàng loạt, đồ chơi sơn có chứa hàm lượng chì nguy hiểm, đến hàng vải ướp phóoc-môn. Ngay trong tháng 8 tập đoàn Mattel của Mỹ quyết định rút khỏi thị trường 19 triệu đồ chơi do Trung Quốc sản xuất, trong đó có búp- bê, xe hơi có chất chì và nam châm gây nguy hiểm cho trẻ em. Một số trường hợp phải giải phẫu vì nuốt nhằm các miếng nam châm nhỏ.

Hôm 22-08 Hoa Kỳ loan báo rút khỏi thị trường hàng chục ngàn đồ vật cho trẻ em do Trung Quốc sản xuất, trong đó có các tập sách ghi địa chỉ, kéo nhỏ, con quay v.v. Theo các con số do Bắc Kinh phổ biến, Trung Quốc đã xuất cảng năm ngoái 24 triệu tấn thực phẩm qua trên 200 nước gồm đồ hải sản, rau quả và đồ hộp, tức tăng 13% so với năm trước. Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nam Hàn là những nước nhập cảng hàng hóa của Trung Quốc với số lượng lớn đang rất lo ngại.

 

Toy Recall

* Ðồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất bị nhiều nước rút khỏi thị trường.

 

=END=

 

- Miền Trung Hoa Kỳ Bị Bão Tấn Công

 

(Chicago - VNN) Hãng Reuters hôm 24-08 loan tin, miền trung Hoa Kỳ hôm qua bị bão giáng xuống khiến cho tình trạng tại các vùng vốn ngập nước càng trầm trọng hơn. Tại Chicago, mưa to và giông gió giáng xuống từ đầu hôm khiến nhiều cây cối ngã đổ, làm gián đoạn giao thông đường bộ và đường sắt. Phi trường quốc tế O'Hare đã hoàn toàn bị đóng cửa và toán kiểm soát không lưu phải di tản dưới đe dọa của mưa bão, gió lốc. Chưa ghi nhận con số người thiệt mạng, nhưng thiệt hại vật chất khá nặng nề đang chờ kiểm kê. Từ Ohio đến Nebraska có 13 người chết vi nước lụt. Tại Madison, Wisconsin, 2 người lớn và 1 trẻ em thiệt mạng vì bị điện giật hôm 22-08. Tại Texas và Oklahoma nằm trên đường đi của bão nhiệt đới Erin làm 20 người chết.

 

* Miền trung Hoa Kỳ bị bão gây ngập lụt.

 

=END=

 

- Bỉ: Khủng Hoảng Chính Trị Trầm Trọng Chờ Ý Kiến Của Vua Albert II

 

(Brusells - VNN) Hãng AFP ngày 24-08 loan tin, một ngày sau nỗ lực thất bại của ông Yves Leterme, đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo flamand, các chính trị gia chờ đợi Vua Bỉ tổ chức một hội nghị bàn tròn qui tụ các đảng vùng Flamand và vùng nói tiếng Pháp để thảo luận tìm lối thoát. Trong những ngày tới, quốc vương Albert II có thể mở cuộc tham khảo; từ sau cuộc bầu cử quốc hội ngày 10-06 đến nay vẫn chưa thành lập được một chính phủ mới. Vua Bỉ sẽ tham khảo các chính trị gia, có thể chỉ định người đứng ra thành lập chính phủ giải toả bế tắc chính trị. Trong những cuộc tham khảo tới, vua Bỉ ghi nhận ý muốn của dân chúng không muốn ông Yves Leterme làm thủ tướng dù đảng ông đạt được số phiếu cao ở vùng Flandre, vùng giàu có của Bỉ qui tụ tới 60% trong số 10 triệu dân. Cuộc bầu cử hồi tháng 6 vừa qua cho phép cải thiện hình ảnh hai cộng đồng nói tiếng Pháp và tiếng Flamand. Ðảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo (CDV) tiếp tục hậu thuẫn cho ông Yves Leterme trong vai trò ứng viên ghế Thủ tướng vì ông được đa số cử tri vùng Flandre ủng hộ.

 

La Belgique, en pleine crise politique, attend une initiative du roi

* Vua Bỉ trong lễ Quốc khánh 21-07-2007.

 

=END=

 

- Iraq: Tình Hình An Ninh Ít Tiến Bộ - Chính Phủ Còn Yếu Kém

 

(Hoa Thịnh Ðốn - VNN) Trong một bản phúc trình của cơ quan tình báo Mỹ cho biết, tình hình an ninh tại Iraq có cải thiện đôi chút, nhưng chính phủ của Thủ tướng Nouri Al-Maliki không được điều hành hữu hiệu. Ông Gordon Johndroe, phát ngôn của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia cho rằng, bản báo cáo của cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ đánh giá, chiến lược của Tổng thống Bush tỏ ra hữu hiệu, tuy nhiên quân Mỹ vẫn còn phải đương đầu với những thách thức khó khăn trong thời gian tới. Tình hình được cải thiện tại một số nơi, nhưng tại một số địa điểm khác thì các phần tử nổi dậy và Al-Qaeda còn hoạt động mạnh. Phúc trình nói rằng lực lượng an ninh Iraq không thể đối phó với bạo động nếu không có sự hỗ trợ của quân đội Hoa Kỳ. Trong khi đó, tin từ các giới chức Iraq cho hay, 25 người thiệt mạng mà người ta nghi là thành viên Al-Qaeda đã tấn công vào hai ngôi làng phía Ðông Bắc Baghdad. Mặt khác, theo nguồn tin quân sự Hoa Kỳ, 11 người trong đó có 9 cảnh sát Iraq bị bắt giữ vì bị tình nghi có dính líu đến một vụ tấn công bằng bom gần một chốt kiểm soát của họ tại quận Rashid ở Baghdad.

 

US soldiers on patrol in Iraq

* Quân đội Iraq chưa đủ khả năng đối phó với bạo động.

 

=END=

 

- Mã Lai: Một Nhật Báo Bị Ðình Nản Vì Ðăng Tranh Biếm Hoạ Chúa Giêsu

 

( Kuala Lumpur - VNN) Hãng Reuters ngày 24-08 trích dẫn từ bộ Nội vụ Mã Lai loan tin, chính quyền vừa quyết định đóng cửa nhật báo Makkal Osai Tamil trong vòng 1 tháng có hiệu lực từ hôm nay, vì đã đăng tải một bức biếm hoạ Chúa Giêsu đang cầm một cốc bia và một điếu thuốc lá. Báo Makkal Osai Tamil đã cho đăng bức biếm họa trên trang nhất của số phát hành hôm 14-08 với dòng chú thích trích dẫn lời Chúa rằng: "Ai ăn năn về những lỗi lầm của mình, anh ta sẽ được lên thiên đường". Tổng biên tập của nhật báo này đã lên tiếng xin lỗi và giải thích rằng bức biếm họa lấy từ Internet. Tuy nhiên, một chính trị gia địa phương đã gửi khiếu nại lên cảnh sát và coi đây là "hiểm họa đối với sự hòa hợp quốc gia". Thủ tướng Abdullah Badawi cũng lên án việc đăng tải tranh biếm họa Chúa Giêsu. Theo ông, hành động này không thể chấp nhận được tại một xã hội đa sắc tộc như Mã Lai. Năm ngoái, ông Badawi cũng cho áp dụng các biện pháp tương tự đối với 2 tờ báo đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad. Hơn một nửa trong số gần 26 triệu dân Mã Lai theo Hồi giáo, đa số họ là người Mã Lai. Số dân thiểu số còn lại chủ yếu theo đạo Phật, Hindu và Cơ đốc giáo. Kể từ các cuộc bạo động năm 1969 khiến hàng trăm người thiệt mạng, Mã Lai tiếp tục duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa các sắc tộc và tôn giáo trong nước. Liên minh đa sắc tộc cầm quyền cũng kiểm soát chặt chẽ những cuộc tranh luận công khai về các vấn đề tôn giáo thường gây tranh cãi.

 

=END=

 

- Nam Hàn Giám Sát Thịt Bò Nhập Cảng Từ Mỹ

 

(Hán Thành - VNN) Bộ trưởng Nông Lâm Ngư Nghiệp Nam Hàn hôm nay 24-08 loan báo cho phép tái nhập cảng thịt bò Mỹ, nhưng sẽ lấy biện pháp kiểm tra nghiêm nhặt. Nam Hàn đã ngừng nhập cảng thịt bò Mỹ từ đầu tháng 8. Lo ngại vấn đề bò điên, Nam Hàn một lần nữa đã ngừng nhập cảng thịt bò Mỹ từ đầu tháng 8 sau khi khám phá một lô thịt có chứa những bộ phận bị cấm. Trước đó Nam Hàn đã đóng cửa không nhập càng thịt bỏ Mỹ lần đầu tiên từ tháng 12-2003 khi khám phá bò bị nhiễm vi khuẩn đau màng óc. Hán Thành đã mở cửa lại thị trường vào năm ngoái, nhưng chỉ nhập cảng thịt bò không xương và dưới 30 tháng tuổi, thường ít phát triển bệnh bò dại. Người tiêu thụ Nam Hàn không thể mua thịt bò tại các siêu thị cho đến tháng qua vì một số kiện hàng đã bị cô lập để kiểm nghiệm sau khi khám phá trong đó có xương bị cấm.

 

=END=

 

- A Phú Hãn: Ba Binh Sĩ Anh Thiệt Mạng Vì Bom Mỹ Yểm Trợ

 

(London - VNN) Hãng Reuters ngày 24-08 loan tin, bộ quốc phòng Anh loan báo 3 binh sĩ bị thiệt mạng và 2 người khác bị thương vì bom Mỹ trong lúc yểm trợ chống lại du kích Taleban tại miền nam A Phú Hãn. Ðội quân Anh thuộc lực lượng NATO được gửi tới Kajaki tỉnh Helmand chống lại các hoạt động của du kích Taleban. Theo tin của bộ Quốc phòng Anh, toán tuần tiễu đã bị du kích Taleban tấn công. Trận chiến diễn ra rất căng thẳng, hai chiếc F-15 của Mỹ được gửi tới yểm trợ đã dội bom đẩy lùi địch, nhưng bom cũng làm 3 binh sĩ Anh thiệt mạng. Cuộc điều tra đang được tiến hành. 3 binh sĩ Anh thiệt mạng nâng tổng số binh sĩ Anh chết tại A Phú Hãn là 73 người từ khi lật đổ chế độ hồi giáo quá khích Taleban.

 

=END=

 

- Nhật Bản: Thủ Tướng Shinzo Abe Bác Bỏ Chỉ Trích Của Thành Viên Trong Ðảng

 

(Tokyo - VNN) Hãng AFP hôm 24-08 loan tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bác bỏ chỉ trích của người trong đảng Tự Do Dân Chủ (PLD), nghi ngờ khả năng lãnh đạo của ông trong việc đảng này thất bại trong cuộc bầu cử bán phần thượng viện. Ðối lập cánh tả Nhật từ nay kiểm soát Thượng viện. Ðảng PLD hôm 24-08 đã phổ biến một bản phân tích về cuộc bầu cử vừa qua và nêu lý do đưa đến thất bại nặng lần đầu tiên trong lịch sử đảng. Văn bản qui trách nhiệm thất bại của đảng cho ông Abe. Bản phân tích đánh giá: "Cử tri nghi ngờ thẩm quyền và khả năng lãnh đạo chính phủ của ông Abe vì phản ứng quá chậm trước các tai tiếng trong chính phủ, và các biện pháp quá mềm yếu đối với những bộ trưởng liên quan tới tham nhũng". Bản phân tích này nói đảng PLD bị cử tri cho là không đứng về phía quân chúng mà về các chính trị gia. Do đó đảng phải chịu một khủng hoảng về sự tin tưởng.

Ông Abe lên cầm quyền tháng 9-2006, nhiều bộ trưởng trong chính phủ ông bị liên can tới các vụ tai tiếng về tài chánh. Một bộ trưởng tự tử và 3 người khác phải từ chức. Ðiểm uy tín của ông Abe trong dân chúng xuống thấp; theo các thăm dò hiện nay chỉ còn từ 20 tới 30%, khác với lúc ông mới lên cầm quyền đến 76%. Ðối lập chỉ trích chính phủ Abe mang tính ý thức hệ như việc đặt trọng tâm sửa đổi hiến pháp năm 1947 và cải tổ kế hoạch hưu bổng rất mất lòng dân. Hiện giờ đảng PLD chỉ còn kiểm soát hạ viện. Trong cuộc họp quốc hội hồi đầu tháng 8 ông Shinzo Abe đã bị ống kính máy quay phim chiếu thẳng về ông, trong khi nhiều dân biểu trong đảng la ó đòi ông từ chức.

 

* Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị người trong đảng chỉ trích.

 

=END=

 

- Liban: Nhóm Fatah Islamic Yêu Cầu Quân Ðội Cho Phép Gia Ðình Họ Di Tản

 

(Beirut - VNN) Hãng AP ngày 24-08 loan tin, trận chiến giữa quân đội Liban và nhóm hồi giáo quá khích Palestine Fatah Islamic kéo dài trên 3 tháng qua tại trại tị nạn Nahr el-Bared. Ðại đa số trong số 31.000 người tị nạn đã di tản khỏi trại, nay xơ xác hoang tàn vì bom đạn, chỉ còn 1 góc nhỏ khoảng 70 tay súng thành viên Fatah Islamic tử thủ cùng với vợ con. Hôm nay họ chính thức đưa yêu cầu quân đội cho phép vợ con họ được di tản khỏi chiến trường. Cheikh Mohammed el-Haj thuộc hiệp hội đại học Palestine giúp làm trung gian giữa Fatah Islamic và quân đội Liban bao vây trại từ ngày 20-05. Hôm nay họ tuyên bố đã tiếp xúc với Abu Salim Taha, phát ngôn của nhóm tự nhận liên hệ với Al-Qaeda, yêu cầu các nhà trung gian trình bày đề nghị với quân đội, tạm ngưng chiến cho phép gia đình họ gồm đàn bà và trẻ em di tản khỏi các hầm núp ngầm dưới lòng đất. Cuộc thương thuyết đang còn tiếp diễn nhưng ông ta nói hy vọng quân đội chấp thuận đề nghị. Trong nhất thời quân đội Liban chưa đưa ra bình luận nào, nhưng nhân chứng cư ngụ gần trại Nahr el-Bared ngoại ô thành phố Tripoli cho biết dường như sáng nay quân đội đã giảm cường độ dội bom. Từ nhiều tuần nay, quân đội Liban yêu cầu hàng trăm phụ nữ và trẻ em còn trong các hầm núp trong trại di tản để họ mở trận tấn công dứt điểm trận chiến kéo dài. Quân đội từ chối ngừng tấn công ngoại trừ các thành viên Fatah Islamic đầu hàng; nhóm này tuyên bố sẽ đánh đến viên đạn cuối cùng. Quân đội Liban ước tính, ban đầu nhóm này có khoảng 360 người, nhưng sau 3 tháng giao tranh họ chỉ còn lại khoảng 70 tay súng. Tin giờ chót AP cho hay, quân đội Liban đã đồng ý cho nhân viên Hồng thập tự giúp đỡ di tản đàn bà và trẻ em khỏi trại Nahr el-Bared vào chiều nay, đến 11g00 GMT là chấm dứt.

 

* Nhóm Fatah Islamic xin tạm ngưng chiến di tản phụ nữ và trẻ em.

 

=END=

 

- Bangladesh Tạm Ngưng Lệnh Giới Nghiêm 14 Giờ

 

(Dhaka - VNN) Các loại xe đã di chuyển trở lại trên các đường phố và dân chúng nhóm chợ đông đảo tại 6 thành phố lớn Bangladesh, trong đó có thủ đô Dhaka, sau khi chính phủ lâm thời được quân đội ủng hộ ban hành lệnh giới nghiêm vô hạn định sau nhiều ngày người biểu tình, đa số là sinh viên, đụng độ với lực lượng an ninh. Lệnh giới nghiêm tạm ngưng trong 14 giờ bắt đầu tư 08g00/ địa phương hôm nay 24-08 tới 22 giờ đêm, sau đó lệnh giới nghiêm bắt đầu được áp dụng tiếp. Tin này được bộ Thông tin loan báo. Lệnh giới nghiêm được ban hành từ tối 22-08 tại 6 thành phố lớn trong đó có thủ đô Dhaka, buộc dân chúng phải ở trong nhà và tất cả hệ thống điện thoại di động đều bị cắt gây trở ngại cho sinh viên huy động xuống đường. Tối qua 23-08 chính quyền đã giảm nhẹ giới nghiêm trong 3 giờ cho phép dân chúng đi mua thức ăn và các đồ dùng khác. Nhưng đường phố bắt đầu hoàn toàn vắng bóng người khi màn đêm buông xuống.

 

* Bangladesh tạm ngưng giới nghiêm 14giờ.

 

=END=

 

- Nam Hàn Viện Trợ Nhân Ðạo Thêm Cho Bắc Hàn Trên 30 Triệu Ðôla

 

(Hán Thành - VNN) Nam Hàn sẽ viện trợ thêm cho Bắc Hàn 37,4 tỉ won (32 triệu đôla) để giúp đỡ nạn nhân khắc phục hậu quả thiên tai tàn phá nặng nề người và vật chất tại Bắc Hàn từ đầu tháng 8. Cử chỉ thiện chí này của Hán Thành được đưa ra theo đề nghị của Bình Nhưỡng, yêu cầu viện trợ vật liệu, máy móc trang bị nặng dùng cho lãnh vực xây cất. Bộ trưởng Thống Nhất Nam Hàn Lee Jae-joung tuyên bố với báo chí rằng Nam Hàn sẽ cung cấp xi-măng và xe vận tải thêm cho Bắc Hàn. Trước thiệt hại nhân mạng, vật chất và hạ tầng bị tàn phá nặng nề, Bắc Hàn đã đồng ý cho các hiệp hội nhân đạo ngoại quốc trực tiếp cấp phát lương thực và phẩm vật cho dân chúng bị nạn, việc mà trước đây chế độ cộng sản Bắc Hàn thường giành làm để họ dành ưu tiên cho cán bộ nhân viên và quân đội, thành phần nồng cốt bảo vệ chế độ.

 

* Thiên tai tàn phá Bắc Hàn kêu cứu.

 

=END=

 

- Ukraine Mừng Lễ Ðộc Lập Thứ 16

 

(Kiev - VNN) Hãng AP ngày 24-08 loan tin, còn hơn 1 tháng nữa tới ngày bầu cử Tổng thống, Ukraine hôm nay 24-08 cử hành lễ độc lập năm thứ 16 tách rời khỏi quỹ đạo Liên xô. Dịp này Tổng thống Victor Yushchenko kêu gọi "đoàn kết quốc gia" đang lún sâu vào khủng hoảng chính trị. Trước nhiều trăm người tham dự tại Thánh đường Sainte Sophie, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh, "hàng chục và hàng trăm năm sẽ trôi qua, nhưng ngày trọng đại dân tộc Ukraine có tự do sẽ còn mãi". Theo ông, "quan điểm chính trị đôi khi có khác biệt, nhưng quốc gia là của tất cả mọi người". Ông Yutchenko tham dự thánh lễ cùng với phu nhân Katerina và 3 con tại thánh đường, lưu ý là sẽ đưa ra trưng cầu dân ý về tu chính hiến pháp. Quốc hội Ukraine tuyên bố độc lập tách rời Sô viết ngày 24-08-1991. Trên 90% cử tri đã tán đồng quyết định trưng cầu dân ý vào tháng 12 cùng năm. Năm 2004 ông Victor Yushchenko thắng cử vòng hai bầu cử Tổng thống đã làm dấy lên cuộc biểu tình lớn được gọi là cuộc cách mạng cam. Nhưng dân chúng tỏ ra thất vọng sau 3 năm đất nước không được cải tổ đúng múc, dân chúng vẫn còn chìm trong nghèo khó. Cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn sẽ được tổ chức vào ngày 30-09 mong chấm dứt khủng hoảng giữa Tổng thống và Thủ tướng thân Nga Viktor Yanukovych. Cuộc bầu cử này cử tri Ukraine được kêu gọi đi bầu lần thứ 4 trong vòng chưa đầy 3 năm.

 

* TT Ukraine và chính phủ cầu nguyện nhân ngày độc lập.

 

=END=

 

- Cảnh Sát Áo Bắt Giữ 29 Nghi Can Thuộc Một Tổ Chức Tội Ác

 

(Vienne - VNN) Cảnh sát Áo hôm nay 24-08 loan tin bắt giữ 29 nghi can trong hệ thống tội ác quốc tế có tổ chức. Theo Armin Halm, phát ngôn cảnh sát, những người bị bắt bị buộc tội ăn cắp xe hơi, đưa vào Áo các xe đánh cắp từ Ý, hay sử dụng giấy căn cước giả để được vay tiền. Một số bị tình nghi bán xe hơn đánh cắp cho các hãng mua bán xe. Theo bản cáo trạng tổng số tiền lên tới 4,2 triệu euros có liên hệ tới 3 nhóm có tổ chức. Một số trong 29 người này sau khi lấy lời khai chụp hình lấy dấu tay được tự do tạm, họ sẽ phải ra hầu tòa khi có trác đòi, một số khác bị giam giữ chờ ngày ra tòa. Theo phát ngôn cảnh sát Armin Halm, trong tổng số 80 người, có người Áo, Serbia, Ý và Macedonia bị cảnh sát điều tra.

 

=END=

 

**********************************

 
 
 
Home Page
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy